- Viêm màng não là gì? Những nhóm nào là đối tượng nguy cơ cao?
- Các lớp màng bao quanh não và tủy sống, nhằm mục đích bảo vệ hệ thần kinh. Khi có tác nhân tấn công gây viêm các lớp màng này sẽ tạo nên tình trạng viêm màng não.
- Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi kể cả người lớn và trẻ lớn. Trong đó thì bệnh thường ở trẻ sơ sinh và trẻ < 5 tuổi, hoặc trẻ em và người lớn suy giảm đề kháng như mắc các bệnh mãn tính cần sử dụng corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch,…
- Những dấu hiệu nào nhận biết viêm màng não?
- Triệu chứng có chút khác biệt giữa trẻ nhỏ và trẻ lớn hoặc người lớn
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Sốt cao
- Quấy khóc liên tục
- Trạng thái lờ đờ, uể oải, chậm chạp, ít cử động
- Bỏ ăn/bỏ bú
- Nôn ói nhiều
- Co giật
- Thóp phồng ở trẻ còn thóp.
- Trẻ lớn và người lớn:
- Sốt cao đột ngột
- Cứng cổ
- Đau đầu dữ dội, khác với cơn đau đầu bình thường
- Nôn ói nhiều
- Co giật
- Ngủ nhiều, lờ đờ, uể oải
- Sợ ánh sáng
- Phát ban trên da (trong một số trường hợp, như khi bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết do não mô cầu).
- Những nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm màng não?
- Siêu vi
- Vi trùng
- Lao
- Ký sinh trùng
- Nấm
- Các tác nhân này có thể xâm nhập vào màng não trực tiếp ở các trường hợp chấn thương màng não như chấn thương sọ não, đường dò như thoát vị màng não tủy, phẫu thuật thần kinh; hoặc thông qua đường máu như nhiễm trùng từ đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, tác nhân nhiễm trùng vào máu, rồi từ máu đến màng não gây viêm.
- Trẻ bị viêm màng não có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm gì?
- Nếu được điều trị kịp thời, đa số người bệnh phục hồi tốt. Tuy nhiên, nếu chậm trễ, hoặc những trường hợp diễn tiến nặng nề do tác nhân gây bệnh có độc lực mạnh, thì có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề:
- Cấp tính:
- Các biến chứng ảnh hưởng tính mạng: hôn mê, sốc, tử vong;
- Các biến chứng nội sọ: tụ mủ, tụ dịch dưới màng cứng, giãn não thất, tổn thương não do viêm
- Các biến chứng thần kinh: co giật toàn thể hoặc khu trú.
- Di chứng lâu dài:
- Dấu thần kinh định vị: Điếc/giảm thính lực; yếu liệt.
- Suy giảm trí nhớ
- Chậm phát triển trí tuệ, vận động
- Động kinh
- Chẩn đoán bệnh viêm màng não ở trẻ em có dễ không?
- Khi trẻ có những biểu hiện nghi ngờ, BS sẽ thăm khám cẩn thận. Chọc dò thắt lưng lấy dịch não tủy làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
- Phương pháp điều trị viêm màng não ở trẻ em là gì?
- Nguyên tắc: đảm bảo hô hấp, tuần hoàn.
- Tùy thuộc vào nguyên nhân:
- Siêu vi: theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm, điều trị triệu chứng
- Vi trùng: kháng sinh, điều trị triệu chứng
- Ký sinh trùng: kháng ký sinh trùng, kháng viêm, giảm đau
- Lao: kháng lao, kháng viêm
- Nấm: kháng nấm, điều trị bệnh lý đi kèm
- Những biện pháp nào giúp phòng ngừa viêm màng não?
- Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay, nhất là trước khi chuẩn bị thức ăn/sau khi đi vệ sinh; giữ vệ sinh hô hấp (đeo khẩu trang khi có bệnh, ho hắt hơi vào khăn giấy); không ăn đồ sống, vì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng; xổ giun định kỳ, nhà có chó mèo thì phải xổ giun cho chó mèo.
- Chích ngừa: các loại có thuốc chích ngừa. Như chích ngừa lao ngay sau sinh, vi trùng dễ gây bệnh nguy hiểm như phế cầu, não mô cầu,…